Kế hoạch truyền thông 02/2023 - Phòng truyền thông GDSK

Thứ ba - 07/02/2023 22:22
     Căn cứ công văn số 305/KSBT- GDSK, ngày 03 tháng 02 năm 2023 của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Tp. HCM về việc xây dựng nội dung Truyền thông, giáo dục sức khỏe tháng 02 năm 2023.
     Căn cứ tình hình thực tế tại Quận 3, nhằm triển khai thực hiện nhiệm vụ trọng tâm trong công tác truyền thông y tế, phòng TT – GDSK xây dựng kế hoạch truyền thông tháng 02 như sau:
  1. MỤC ĐÍCH:
  • Tiếp tục truyền thông phòng chống dịch bệnh COVID-19 và tiêm mũi nhắc lại lần 2 (mũi 4).
  • Truyền thông về thông điệp mới của Bộ Y tế (Thông điệp 2K + vắc xin + thuốc + điều trị + công nghệ + ý thức người dân).
  • Triển khai nội dung truyền thông, giáo dục sức khỏe tháng 02, năm 2023 đến T2G Khoa, Phòng; Trạm Y tế phường (chú ý nội dung phòng, chống dịch bệnh).
  • Truyền thông về lợi ích của tiêm chủng mở rộng và vận động người dân cho trẻ đi tiêm đủ số mũi.
  • Truyền thông về an toàn vệ sinh thực phẩm, lựa chọn thực phẩm an toàn.
  • Truyền thông phòng, chống một số dịch bệnh thường xảy ra trong mùa Đông Xuân, các bệnh đường hô hấp: Sởi, Rubella, Thủy đậu, Quai bị, Cúm ...
  • Thường xuyên đăng tin, bài, hoạt động nổi bật trên trang thông tin điện tử, Fanpage của đơn vị.
  • Chỉ đạo mạng lưới tham gia thực hiện tin, bài về các hoạt động có liên quan đến truyền thông giáo dục sức khỏe, y đức, gương người tốt việc tốt.
  • Thực hiện giám sát các hoạt động truyền thông phòng, chống dịch bệnh tại các Trạm Y tế phường và trong trường học.
  • Truyền thông hưởng ứng ngày sức khỏe trong tháng:
  • Ngày Thế giới phòng, chống bệnh Ung thư – World Cancer day (04/02/2023)
  • Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/2023)
  1. NỘI DUNG TRUYỀN THÔNG
- Tiếp tục truyền thông phòng, chống dịch bệnh COVID-19: Trong đó tăng cường công tác truyền thông cho phụ huynh hiểu rõ việc tiêm vắc-xin phòng COVID-19 cho trẻ trong độ tuổi 5 đến dưới 18 tuổi là biện pháp bảo vệ để trẻ an toàn hơn giữa đại dịch. Trong đó, trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi tiêm đủ 02 mũi và trẻ từ 12 đến dưới 18 tuổi tiêm đủ mũi cơ bản và mũi nhắc lại; Truyền thông tiêm mũi nhắc lại lần 2 (mũi 4); Truyền thông về thông điệp mới của Bộ Y tế (Thông điệp 2K + vắc xin + thuốc + điều trị + công nghệ + ý thức người dân).
- Truyền thông về lợi ích của tiêm chủng mở rộng và vận động người dân cho trẻ đi tiêm đủ số mũi.
- Truyền thông về an toàn vệ sinh thực phẩm, lựa chọn thực phẩm an toàn.
- Truyền thông phòng, chống một số dịch bệnh thường xảy ra trong mùa Đông Xuân, các bệnh đường hô hấp: Sởi, Rubella, Thủy đậu, Quai bị, Cúm ...;
- Ngày Thế giới phòng, chống bệnh Ung thư – World Cancer day (04/02/2023)
-  Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/2023)
  1. Tăng cường truyền thông về dịch bệnh Covid-19
Để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình, ngành y tế khuyến cáo người dân cần thực hiện các biện pháp bảo vệ trong phòng, chống dịch COVID-19 như sau:
  Thông điệp 2K (KHẨU TRANG - KHỬ KHUẨN) + VẮC XIN + THUỐC + ĐIỀU TRỊ + CÔNG NGHỆ + Ý THỨC NGƯỜI DÂN:
- KHẨU TRANG:
+ Khuyến khích đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng.
+ Bắt buộc đeo khẩu trang đối với:
  •  Người có biểu hiện bệnh viêm đường hô hấp cấp, người mắc hoặc nghi ngờ mắc COVID-19.
  •  Các đối tượng (trừ trẻ em dưới 5 tuổi) khi đến nơi công cộng thuộc khu vực được công bố cấp độ dịch ở mức độ 3 hoặc mức độ 4 theo Quyết định số 218/QĐ-BYT ngày 27/01/2022 Hướng dẫn tạm thời về chuyên môn y tế thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021.
  •  Và áp dụng cụ thể với một số địa điểm và đối tượng theo Quyết định số 2447/QĐ-BYT ngày 06/9/2022 của Bộ Y tế.
- KHỬ KHUẨN: thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay nhanh; vệ sinh cá nhân sạch sẽ; vệ sinh môi trường nơi ở, nơi làm việc, học tập.
(Hướng dẫn chi tiết theo Khuyến cáo của cơ quan y tế)
- VẮC XIN: thực hiện tiêm phòng COVID-19 đầy đủ và đúng lịch theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
- Vẫn cần tiếp tục thực hiện các biện pháp về THUỐC + ĐIỀU TRỊ + CÔNG NGHỆ + Ý THỨC NGƯỜI DÂN và các biện pháp khác:
  • Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của cơ quan y tế.
  • Tuân thủ các hướng dẫn chẩn đoán, điều trị COVID-19 và khám bệnh khi có các dấu hiệu bất thường sau mắc COVID-19.
  • Sử dụng các ứng dụng công nghệ theo hướng dẫn của cơ quan chức năng nhằm kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh.
  • Ý thức người dân: chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh, không phát tán tuyên truyền thông tin xấu – độc, tham gia và tuân thủ các quy định về hoạt động phòng, chống dịch của cơ quan chức năng.
  • Các biện pháp khác: theo hướng dẫn của cơ quan y tế hoặc cơ quan có thẩm quyền tại trung ương và địa phương.
Truyền thông về tiêm phòng vắc xin COVID-19
      Việc tổ chức tiêm chủng vaccine cho trẻ em là một trong các chiến dịch bảo vệ trẻ em của Thành phố Hồ Chí Minh đưa ra nhằm bảo vệ sức khỏe, tính mạng trẻ em là trên hết và trước hết.
      Ban Chỉ đạo phòng chống dịch tại địa phương cần tăng cường công tác truyền thông cho phụ huynh hiểu rõ việc tiêm vắc xin phòng COVID-19 là biện pháp bảo vệ để trẻ an toàn hơn giữa đại dịch COVID-19. Đó là quyền lợi của trẻ em, của học sinh. Tuy nhiên, trong trường hợp trẻ không thể tiêm vắc xin thì vẫn đi học bình thường.
Truyền thông cần được thực hiện trước khi triển khai chiến dịch tiêm chủng để đảm bảo các bảo các bậc cha mẹ biết cụ thể về ý nghĩa, sự cần thiết của việc tiêm vắc xin COVID-19 cho đối tượng trẻ em, tính an toàn của vắc xin, các phản ứng sau tiêm có thể gặp và cách xử trí, địa điểm và ngày giờ được tổ chức ở địa phương. Nên áp dụng nhiều hình thức và phương tiện truyền thông đa dạng như các bài đăng trên báo địa phương, hệ thống loa truyền thanh của xã/ phường, trang mạng xã hội (zalo, facebook...) của trường học, trạm y tế, trung tâm y tế.... và truyền thông trực tiếp hộ gia đình khi tiến hành điều tra, đăng ký và phát giấy mời tiêm cho các đối tượng. Trong thời gian triển khai tại các điểm tiêm chủng nên có băng rôn, khẩu hiệu để giúp mọi người có thể dễ dàng nhận biết thông tin về chiến dịch. Hoạt động tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng như truyền hình, phát thanh cần được duy trì liên tục trong suốt thời gian chiến dịch.
Bên cạnh đó, nhằm đảm bảo tỷ lệ bao phủ vắc xin, tạo miễn dịch bền vững phòng bệnh COVID-19 theo hướng dẫn của Bộ Y tế, TP.Hồ Chí Minh tiếp tục triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 liều nhắc lại lần 2 (mũi 4) cho người dân tại TP.HCM. Đối tượng là người từ 50 tuổi trở lên, người từ 18 tuổi trở lên có tình trạng suy giảm miễn dịch từ thể vừa đến thể nặng, người thuộc nhóm nguy cơ cao phơi nhiễm với COVID-19 (giáo viên, công chức, viên chức, người lao động đang làm việc tại các sở, ban, ngành Thành phố, công ty, doanh nghiệp..). Tổ chức tuyên truyền về ý nghĩa, lợi ích của việc tiêm vắc xin phòng COVID-19 liều nhắc lại lần 2 (mũi 4), vận động người dân tiếp tục tham gia; phổ biến, hướng dẫn cho người dân về lịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 liều nhắc lại lần 2 (mũi 4), cách thức đăng ký tiêm, địa điểm thực hiện tiêm.
 Ngoài ra, Truyền thông về thích ứng an toàn với COVID-19, cụ thể là Bộ tiêu chí đánh giá an toàn trong phòng, chống dịch COVID-19 đối với các hoạt động, ngành nghề, lĩnh vực trong giai đoạn thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 trên địa bàn TP.HCM (Quyết định 1303/QĐ-BCĐ ngày 21/4/2022); Truyền thông về chăm sóc người dân hậu COVID-19: thực hiện các phóng sự, phát thanh, tờ rơi nội dung về các bệnh lý hậu COVID-19 – cách tầm soát, phát hiện sớm, chăm sóc, theo dõi, điều trị. Ngoài ra, các đơn vị chú ý truyền thông việc hướng dẫn chăm sóc trẻ em mắc COVID-19 tại nhà và hướng dẫn sử dụng thuốc Molnupiravir trong điều trị COVID-19 đúng quy định.
2. Phòng bệnh, dịch cúm A
Hiện nay đang là thời điểm giao mùa, thuận lợi cho các mầm bệnh đường hô hấp phát triển. Do đó hiện nhiều người mắc các bệnh viêm đường hô hấp, đặc biệt là bệnh cúm mùa (bao gồm cả cúm A). Vi rút cúm có 3 týp khác nhau là A, B, C. Trong đó, loại có độc tính cao nhất là cúm A. Vi rút cúm A lại có nhiều chủng khác nhau và được gọi tên từ 2 kháng nguyên H và N có trên bề mặt của nó. Có 15 loại kháng nguyên H (H1-H15) và 9 loại kháng nguyên N (N1-N9). Những cách tổ hợp khác nhau của hai loại kháng nguyên này tạo nên các phân týp khác nhau của vi rút cúm A. Vi rút cúm A hiện nay đang lưu hành ở nước ta là vi rút cúm mùa có độc lực thấp, khác với cúm A độc lực cao như cúm gia cầm. Theo thống kê của Bộ Y tế, hàng năm nước ta vẫn ghi nhận từ 600.000 - 1.000.000 trường hợp mắc cúm mùa. Số trường hợp mắc hội chứng cúm hiện nay không có sự khác biệt so với những năm trước đây. Tuy nhiên số nhập viện có xu hướng gia tăng tại một số bệnh viện tuyến cuối, trong đó phần lớn là các trường hợp nhiễm cúm A độc lực thấp.
- 7 khuyến cáo phòng bệnh cúm:
  • Khi có dấu hiệu: ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi, không tự ý làm xét nghiệm và mua thuốc điều trị tại nhà mà cần liên hệ với cơ sở y tế để được tư vấn, khám và xử trí kịp thời.
  • Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất che bằng khăn vải hoặc khăn tay hoặc khăn giấy dùng một lần hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp vào môi trường xung quanh.
  • Đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà nhất là khi bạn có dấu hiệu mắc bệnh cúm.
  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay.
  • Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng.
  • Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh khi không cần thiết.
  • Thực hiện lối sống lành mạnh, tăng cường vận động thể lực, nâng cao sức khỏe.
    * Đối với người tiêu dùng
  • Không tiếp xúc, sử dụng gia cầm, sản phẩm gia cầm bệnh.
  • Không ăn tiết canh gia cầm, thủy cầm.
  • Không ăn thịt gia cầm, thủy cầm chưa chín.
* Đối với người chăn nuôi
  • Tiêu hủy toàn bộ gia cầm, thủy cầm bệnh, chết.
  • Thường xuyên vệ sinh, khử trùng chuồng trại.
  • Tiêm vắc xin cúm cho gia cầm ở vùng có nguy cơ cao.
  • Không sử dụng phân gia cầm làm phân bón.
  • Mang dụng cụ bảo hộ khi tiếp xúc với gia cầm.
  • Khi có dịch xảy ra phải báo ngay với cơ quan chức năng.
- Dấu hiệu nhận biết bệnh cúm A
  • Sốt trên 38oC
  • Triệu chứng về hô hấp như: ho, tức ngực, tím tái… Bệnh có thể diễn biến nhanh chóng tới suy hô hấp
  • Triệu chứng tuần hoàn như nhịp tim nhanh, huyết áp hạ, sốc.
  • Các triệu chứng khác như, đau đầu, đau cơ, tiêu chảy rối loạn ý thức…
Truyền thông chính sách trong lĩnh vực Y tế
Nghị định số 117/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 28/9/2020 về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế. Nghị định quy định rõ các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng vi phạm. Điểm mới của nghị định là tăng mức phạt đối với một số hành vi vi phạm để đảm bảo tính răn đe (đặc biệt là các quy định liên quan đến phòng, chống dịch bệnh COVID-19, khám bệnh, chữa bệnh, bảo hiểm y tế…); Bổ sung một số hành vi vi phạm mới trong các lĩnh vực như: hành vi vi phạm về phòng, chống tác hại của rượu, bia, dược, trang thiết bị y tế; Bổ sung thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của một số chức danh: Lực lượng công an, cơ quan bảo hiểm xã hội. Ngoài ra, nghị định quy định các cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện vi phạm hành chính về địa điểm cấm hút thuốc lá, phòng, chống tác hại của rượu bia.
Truyền thông về tác hại thuốc lá và thực thi Luật PCTH thuốc lá
Truyền thông, phổ biến Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá tập trung vào các nội dung:
- Quy định cấm hút lá tại trụ sở nơi làm việc, cơ sở y tế, Trạm Y tế phường.
- Quyền trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, người quản lý địa điểm cấm hút thuốc theo Luật Phòng chống tác hại thuốc lá; quyền và nghĩa vụ công dân trong Phòng chống tác hại thuốc lá; nghĩa vụ của người hút thuốc lá.
- Các hành vi bị nghiêm cấm trong Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá, quy định cấm bán thuốc lá tại các địa điểm có quy định cấm hút thuốc.
- Tác hại của hút thuốc đối với sức khỏe và kinh tế; ý nghĩa của việc thực hiện môi trường không khói thuốc, tấm gương cá nhân bỏ thuốc.
- Tổ chức tuyên truyền bằng nhiều hình thức cho tất cả các đối tượng trong các cơ quan công sở, trường học và người dân về tác hại thuốc lá, lợi ích của việc cai nghiện thuốc lá.
- Tổ chức các chiến dịch truyền thông đa phương tiện nhằm phổ biến tới người dân các quy định của Chính phủ, của tỉnh, thành phố tác hại của khói thuốc thụ động nhằm nâng cao nhận thức và thay đổi thái độ hành vi của người dân với tình trạng hút thuốc nơi công cộng nhằm giáo dục ý thức tôn trọng các quy định của pháp luật, kêu gọi sự hợp tác thay đổi hành vi về việc hút thuốc lá nơi công cộng và nơi làm việc.
- Thực hiện lồng ghép các hoạt động truyền thông Phòng chống tác hại thuốc lá vào các chương trình chăm sóc sức khỏe, chương trình giáo dục thanh thiếu niên, chương trình giáo dục tại các trường học trên địa bàn; hoạt động đoàn thể, phong trào…

- Tuyên truyền trên loa phát thanh của đơn vị về hoạt động phòng, chống tác hại của thuốc lá của Quận, Phường.
  1. TRUYỀN THÔNG HƯỞNG ỨNG CÁC NGÀY SỨC KHỎE TRONG THÁNG
  1. Ngày Thế giới phòng, chống bệnh Ung thư – World Cancer day (04/02/2023)
Ngày Thế giới phòng, chống bệnh Ung thư năm 2023 đánh dấu năm thứ hai của chiến dịch “Thu hẹp khoảng cách chăm sóc - Close the care gap” qua đó nhằm giảm sự bất bình đẳng trong việc tiếp cận các dịch vụ chăm sóc chất lượng đối với người bệnh ung thư trên toàn thế giới.
Vào ngày 4 tháng 2, hàng triệu người trên khắp thế giới sẽ đoàn kết để tiến gần hơn đến một thế giới mà tại đó không còn ai chết vì căn bệnh ung thư có thể phòng ngừa được hoặc phải chịu đựng một cách không cần thiết và là nơi mọi người đều có thể tiếp cận với dịch vụ chăm sóc ung thư mà họ cần.
Ngày Thế giới phòng, chống bệnh Ung thư năm 2023 đánh dấu năm thứ hai trong ba năm (2022-2024) với chủ đề: “Thu hẹp khoảng cách chăm sóc”. Đây là chiến dịch tập trung vào vấn đề công bằng. Năm thứ hai này là về việc đoàn kết các cá nhân và tổ chức, những người ủng hộ và hoạch định chính sách trong việc kêu gọi thay đổi và hành động.
Những điều mong đợi vào Thế giới phòng, chống bệnh Ung thư năm 2023: Khuyến khích mọi người vận động bằng cách chạy, đạp xe, bơi lội, đi bộ,... tượng trưng cho việc thu hẹp khoảng cách chăm sóc; Kêu gọi đổi mới hành động để nâng cao nhận thức về ung thư, thực hành phòng chống ung thư, hỗ trợ đổi mới trong chẩn đoán và điều trị, đồng thời giải quyết sự bất bình đẳng và yếu kém trong hệ thống y tế do COVID-19 gây ra, ...
  1. Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/2023)
Chủ đề của Ngày Thầy thuốc Việt Nam năm nay là: “Ngành Y tế Việt Nam vượt khó sau đại dịch COVID-19”. Các nội dung truyền thông trọng điểm bao gồm:
Tăng cường truyền thông chính sách, các quan điểm chỉ đạo, định hướng chính sách của cấp ủy Đảng, Quốc hội, Chính phủ, lãnh đạo Bộ Y tế và sự nỗ lực, trách nhiệm của cấp ủy, lãnh đạo các cấp trong việc từng bước tháo gỡ khó khăn, giải quyết các vấn đề tồn tại của ngành y tế sau đại dịch COVID-19. 
Những kết quá tích cực trong việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII trong lĩnh vực y tế, Nghị quyết của Quốc hội khóa XV có hiệu lực từ ngày 15/3/2023 và kết quả 5 nàm thực hiện Nghị quyết 20, Nghị quyết 21 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, công tác dân số trong tình hình mới.
Phổ biến hướng dẫn các văn bản quy phạm pháp luật được sửa đổi, ban hành mới; Chỉ thị Tết năm 2023; các văn bản chỉ đạo tăng cường phòng, chống dịch bệnh mùa Đông Xuân; nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh; đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; không lạm dụng rượu bia... trong dịp Tết Nguyên đán và các lễ hội Xuân năm 2023.
Tổng kết đánh giá công tác phòng, chống dịch COVID-19. Kết quả triển khai Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ ban hành Quy định tạm thời Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19; Kết quả và giải pháp tiếp tục kiểm soát dịch COVID-19 và các bệnh truyền nhiễm lưu hành; đẩy nhanh tiến dộ tiêm vắc xin cho trẻ từ 5 đến dưới 18 tuổi; bảo đảm tiến độ tiêm vắc xin theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19; thực hiện Nghị quyết số 38/NQ-CP ngày 17/3/2022 ban hành Chương trình phòng, chống dịch COVID-19.
Truyền thông về các sự kiện y tế tiêu biểu, các thành tựu kỹ thuật y khoa chuyên sâu, nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ tiên tiến nâng cao chất lượng dịch vụ y tế; công tác chăm sóc toàn diện người bệnh và nâng cao sự hài lòng của người bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh; kết hợp chặt chẽ y học cổ truyền với y học hiện đại; thúc đẩy phát triển và sử dụng các nền tảng số y tế thực hiện Chương trình chuyển đổi số quốc gia,...
Phát động phong trào thi đua trong toàn ngành y tế, nêu cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ đảng viên, đội ngũ cán bộ nhân viên y tế phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao vì sức khỏe nhân dân.
Tôn vinh, khen thưởng kịp thời những cá nhân, tập thể tiêu biểu có thành tích xuất sắc trong thực thi nhiệm vụ được giao, công tác phòng, chống dịch COVID-19, các gương điển hình tiên tiến trong các phong trào thi đua của ngành y tế.
Truyền thông các nội dung trọng tâm của ngành y tế trong năm 2023; truyền thông về công tác y tế tại các sự kiện, hội nghị, hội thảo của các đơn vị.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1. Đối tượng truyền thông:
Tất cả người dân trong cộng đồng nhưng cần chú trọng vào những nhóm đối tượng có nguy cơ cao: trẻ em, phụ nữ mang thai, người cao tuổi, người có bệnh mạn tính và người sống trong vùng đang có dịch.
2. Biện pháp thực hiện:
  1. Đối với Phòng Truyền thông giáo dục sức khỏe:
  • Lên kế hoạch tham mưu Ban Giám đốc chỉ đạo các Khoa/phòng/Trạm Y tế tổ chức truyền thông gián tiếp và truyền thông lồng ghép vào các chương trình sức khỏe.
  • Thực hiện giám sát các hoạt động truyền thông phòng, chống dịch bệnh trong  trường học.
  • Giám sát, hỗ trợ truyền thông 12 Trạm Y tế Phường.
  1. Đối với khối điều trị:
Tập trung thực hiện chiếu các thông điệp truyền thông, Spot… trên màn hình của Trung tâm, tư vấn sức khỏe qua khám bệnh, hộp thư điện tử, điện thoại, trang thông tin điện tử; trang mạng xã hội như Fanpage…
  1. Đối với trường học:
  • Thực hiện yêu cầu thông điệp 2K trong phòng, chống dịch bệnh như khuyến cáo của Bộ Y tế
  • Triển khai nội dung phòng chống dịch trong trường học
  1. Đối với Trạm Y tế 12 Phường:
  • Tham mưu Ủy ban Nhân dân Phường phối hợp thực hiện truyền thông gián tiếp theo nội dung trên tại cộng đồng, ưu tiên tổ chức tại các địa bàn đang xảy ra ổ dịch.
  • Tăng cường thực hiện phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Thực hiện yêu cầu 2K trong phòng, chống dịch bệnh như khuyến cáo của Bộ Y tế, trước hết là việc đeo khẩu trang bắt buộc, khử khuẩn tại các khu vực cách ly, các khu dân cư tập trung, nơi công cộng như: chợ, siêu thị, trường học, cơ sở sản xuất, bến xe, bến cảng, sân bay, ga tàu…, trên các phương tiện giao thông công cộng, đặc biệt là tại các cơ sở khám chữa bệnh. Các cơ sở lưu trú, trường học, khám chữa bệnh thường xuyên tự đánh giá việc thực hiện các yêu cầu, hướng dẫn phòng, chống dịch, công khai kết quả tự đánh giá trên hệ thống bản đồ chống dịch.
  • Thường xuyên đăng tin, bài hoạt động nổi bật trên trang thông tin điện tử, trang mạng xã hội như Fanpage; Facebook...
  • Cập nhật thông tin trên Góc Truyền thông – Giáo dục sức khỏe, bảng tin tại Trạm Y tế, khu phố, tổ dân phố.
  • Phối hợp với các ban ngành đoàn thể tại địa phương tổ chức truyền thông với nhiều phương pháp, hình thức đa dạng, phong phú phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương. Đặc biệt chú trọng truyền thông: tập trung thực hiện hình thức phát thanh (xe loa, loa phát thanh phường/xã) tại các khu vực đông người.Thăm hộ gia đình, sử dụng tài liệu truyền thông tránh lãng phí để người dân chủ động phòng ngừa tại hộ gia đình, trường học, khu nhà trọ, theo đúng đối tượng truyền thông.

Tác giả: phuhao

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi